Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

“Work-Life Balance”: Ngủ trưa công sở và hơn thế nữa

“Work-Life Balance”: Ngủ trưa công sở và hơn thế nữa

Rất nhiều công ty Âu, Mỹ, kể cả những công ty hoạt động ở Việt Nam đang duy trì và phát triển chương trình nhân sự Work-Life Balance (tạm dịch là cân bằng giữa công việc và cuộc sống), nhằm giúp người lao động trong công ty, kể cả lao động cấp thấp, tìm được sự cân bằng giữa công việc tại công sở (vốn nhiều áp lực) với cuộc sống đời thường của mình và gia đình.



Mục đích của các chương trình này là nhằm đem lại cho người lao động sự thoải mái cả về tư tưởng lẫn cách thức làm việc, giúp họ thấy vui và hạnh phúc trong công việc, và xem đó là cách thức để người lao động gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho công ty.
Xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách thức giúp người lao động cân bằng một cách hiệu quả:
- Bố trí chỗ ngủ trưa cho nhân viên hoặc để cho nhân viên thoải mái nghỉ trưa theo cách riêng tại bàn làm việc của mình (tất nhiên phải tránh những tư thế, chỗ nằm phản cảm), ngoại trừ những khu vực, những bộ phận vẫn tiếp khách vào giờ nghỉ trưa.
- Bố trí một “góc thư giãn” cho nhân viên ngay tại văn phòng với cây xanh, không gian thoáng và những thức uống đơn giản như trà, cà phê, nước suối…, có khi có cả mì gói, bánh kẹo, trái cây… Bất kỳ nhân viên nào khi thấy căng thẳng trong giờ làm việc cũng có thể giải lao 5-10 phút tại “góc thư giãn” này hoặc pha trà, cà phê mang về bàn làm việc “nhâm nhi” cho “cân bằng” trở lại.
- Cho phép nhân viên đeo tai nghe để vừa nghe nhạc, vừa làm việc.
- Cho phép nhân viên trang trí góc làm việc của mình theo ý thích như là “góc nhỏ” riêng tư  của mình. Nhân viên có thể đặt bình hoa, treo tranh, ảnh gia đình, bạn bè, người yêu… để ngắm, khi cần.
- Tổ chức ăn trưa chu đáo cho nhân viên (nếu có căng tin) và cả bữa ăn tối cho những nhân viên phải ở lại làm việc muộn.
- Đặt một vài chiếc ghế massage ở đâu đó trong văn phòng cho nhân viên thư giãn vào lúc nghỉ trưa hay những lúc quá mệt mỏi, căng thẳng trong công việc.
- Tổ chức sinh nhật ngắn gọn (khoảng 30 phút) cho nhân viên ngay trong văn phòng với bánh kem, trái cây, trà nước… tại chỗ.
- Tổ chức đi nghỉ định kỳ cho nhân viên cùng với gia đình (vợ chồng, con cái) để tạo sự thân thiện, gắn bó giữa công ty và các gia đình nhân viên.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao, thể dục, xây dựng tinh thần đồng đội (team building) cho nhân viên vào lúc thuận tiện hoặc vào giờ cuối cùng của mỗi tuần làm việc.
- Khuyến khích những sáng kiến nhằm cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên miễn là những sáng kiến này không quá chú trọng vào chuyện “chơi” mà quên chuyện “làm”.
- Việc sử dụng Gmail hay Yahoo mail của nhân viên không được khuyến khích, nhưng cũng không xem đó là thảm họa trừ khi nó vi phạm chế độ bảo mật của công ty. Việc nhân viên có “một phút riêng tư” trong giờ làm việc không là vấn đề nếu nó không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên đó.
- Khi đánh giá nhân viên, công ty chú trọng vào kết quả công việc và sự cải thiện năng lực, kỹ năng hơn là xét nét thời gian ngồi ở văn phòng, chuyện đi trễ về sớm, chuyện ngủ trưa, sử dụng “e-mail công cộng”…, hay dựa trên những tiêu chí mơ hồ, khó đo lường như sự cần cù, tính chịu khó, quan hệ hòa đồng…
Những chương trình này tuy muôn hình muôn vẻ, tùy thuộc vào đặc thù công việc của từng bộ phận, nhưng thường đem lại kết quả tốt, vì những người lao động, nhất là những nhân viên văn phòng khi có tinh thần làm việc thoải mái và cảm giác hạnh phúc trong công việc thường sẽ sáng tạo hơn và có năng suất lao động cao hơn. Họ sẽ yêu mến, gắn bó với công ty và thấy quyến luyến không khí công sở hơn. Nhiều người thấy nhớ chỗ ngồi, nhớ cơ quan, đồng nghiệp, nhớ sếp, nên khi nghỉ lễ, nghỉ phép, rất muốn đi làm trở lại. Đó mới là những người hết lòng với công ty, đem lại những giá trị xứng đáng và bền vững cho công ty.
Nhiều người có thể lo ngại, nếu duy trì những chính sách cân bằng thoải mái kiểu này, nhân viên sẽ lợi dụng để chơi nhiều hơn làm. Tôi cho rằng không khó để nhận ra những nhân viên dạng này và việc loại họ khỏi đội ngũ những người có lòng tự trọng cũng không phải là khó. Mặt khác, như đã nói, kết quả sẽ nói lên tất cả. Một khi người lao động cảm thấy bị gò bó ở công sở thì chỉ mong nhanh chóng hết giờ làm để “dzọt” về nhà.
Những người đó thì sao có thể yêu mến, gắn bó và cống hiến tốt cho công ty?
Như vậy, cần nhiều hơn là một giấc ngủ trưa trong chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên. Môi trường làm việc tạo niềm vui và sự hưng phấn cho nhân viên sẽ góp phần quan trọng đem lại sự phát triển bền vững cho công ty.







 
cửa hàng ghế xếp tphcmcửa hàng ghế xếp quận 1cửa hàng ghế xếp quận 2cửa hàng ghế xếp quận 3cửa hàng ghế xếp quận 4, cửa hàng ghế xếp quận 5cửa hàng ghế xếp quận 6cửa hàng ghế xếp quận 7cửa hàng ghế xếp quận 8cửa hàng ghế xếp quận 9cửa hàng ghế xếp quận 10cửa hàng ghế xếp quận 11cửa hàng ghế xếp quận 12cửa hàng ghế xếp quận thủ đứccửa hàng ghế xếp quận gò vấpcửa hàng ghế xếp quận bình thạnhcửa hàng ghế xếp quận tân bìnhcửa hàng ghế xếp quận tân phúcửa hàng ghế xếp quận phú nhuậncửa hàng ghế xếp quận bình tâncửa hàng ghế xếp huyện củ chicửa hàng ghế xếp huyện hóc môncửa hàng ghế xếp huyện bình chánhcửa hàng ghế xếp huyện nhà bècửa hàng ghế xếp huyện cần giờ

ghếghế gấpghế gấp giá rẻghế inoxghế gấp inoxgiá ghế gấpghế inox trònghế inox vuông
gheghe gapghe gap gia reghe inoxghe gap inoxgia ghe gapghe inox tronghe inox vuong

cửa hàng ghế gấp tphcmcửa hàng ghế gấp quận 1cửa hàng ghế gấp quận 2cửa hàng ghế gấp quận 3cửa hàng ghế gấp quận 4cửa hàng ghế gấp quận 5cửa hàng ghế gấp quận 6cửa hàng ghế gấp quận 7cửa hàng ghế gấp quận 8cửa hàng ghế gấp quận 9cửa hàng ghế gấp quận 10cửa hàng ghế gấp quận 11cửa hàng ghế gấp quận 12cửa hàng ghế gấp quận thủ đứccửa hàng ghế gấp quận gò vấpcửa hàng ghế gấp quận bình thạnhcửa hàng ghế gấp quận tân bìnhcửa hàng ghế gấp quận tân phúcửa hàng ghế gấp quận phú nhuậncửa hàng ghế gấp quận bình tâncửa hàng ghế gấp huyện củ chicửa hàng ghế gấp huyện hóc môncửa hàng ghế gấp huyện bình chánhcửa hàng ghế gấp huyện nhà bècửa hàng ghế gấp huyện cần giờ  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét